Thường thì khi nhắc đến cụm từ quảng cáo trên các thiết bị máy đọc sách, chúng ta liên tưởng đến ngay các clip quảng cáo tự động hiển thị bất chợt trên youtube, facebook hay các ứng dụng miễn phí khác. Thật khó chịu khi đang đọc sách lại có 1 slide quảng cáo hiện lên làm mình cụt hứng.
Bạn đừng lo lắng, đó là liên tưởng hoàn toàn không đúng về Quảng cáo ( Special Offers) trên các thiết bị máy đọc sách. Amazon bán máy đọc sách theo mình chỉ hướng đến bán dịch vụ (mua sách) và tạo thói quen mua sắm là chủ yếu chứ hoàn toàn không hướng đến lợi nhuận từ thiết bị này. Máy kindle hầu như tháng nào cũng được Amazon sale ít thì 23% nhiều thì 35% đến 45%. Họ luôn tìm cách để tăng sự hứng thú của người sử dụng với thiết bị này, nếu để quảng cáo một cách thô thiển như thế thì chỉ làm người sử dụng thêm khó chịu mà từ bỏ máy.
Vậy quảng cáo của nó là gì?
Các bạn nhìn nhìn mô tả. Đấy chính là quảng cáo trên các thiết bị máy đọc sách Kindle

Trong hình trên chỉ máy số 1 là không có quảng cáo còn các máy khác đều có quảng cáo. Quảng cáo chính là hình ảnh bìa của thiết bị. Và nó chỉ nằm ở hình nền chứ không nằm ở trong giao diện đọc sách của máy. Nghĩa là, các bạn sẽ chẳng cảm nhận được sự khác biệt giữa có quảng cáo hay không có quảng cáo khi đã bật máy và đọc sách.
Cá nhân mình thì thích các thiết bị có quảng cáo bởi nó sẽ không đơn điệu chỉ có mấy cái hình nền quanh đi quẩn lại như máy số 1. Tuy nhiên, cũng có nhiều khi, thiết bị chỉ hiện 1 hình ảnh duy nhất là cái cô gái cầm ống nhòm như máy số 3. Có lẽ bản dành cho thị trường Nhật nó thường bị như vậy.
Một số bạn thích ảnh bìa máy đọc sách bắt mắt màu mè thì nên Reg account từ web Amazon Trung Quốc thì ảnh nó còn đẹp hơn nữa.
ĐIỂM KHÔNG THUẬN TIỆN khi sử dụng thiết bị quảng cáo là thay vì bạn chỉ cần bấm nút nguồn là máy vào thẳng giao diện chính (hoặc là mở smart cover/case) thì nếu bản có quảng cáo bạn phải thêm 1 bước vuốt màn hình (SWIPE TO UNLOCK KINDLE). Một số người sẽ không khoái điều này, vậy làm cách nào để gỡ quảng cáo ra?
Đây là cách thức. Trước hết bạn chat với Suopport Amazon để xin gỡ ra. Mặc dù giá của Kindle không quảng cáo (Special Offers) đặt hơn Kindle có quảng cáo nhưng Support Amazon vẫn rất nhiệt tình gỡ cho bạn nếu bạn trình bày mình không sống ở Mỹ, Nhật hay các thị trường phân phối chính hãng của Amazon. Mà kể cả bạn đang sống ở Mỹ, nếu bạn fake VPN thì vẫn cứ giải quyết được như thường.
Sau khi bạn trình bày mình sống ở nơi không phải thị trường phân phối máy đọc sách Kindle thì cần phải nhấn mạnh lý do mọi tiện ích quảng cáo (Special Offers) mà AMZ cung cấp là vô giá trị với mình. Thường thì, Support sẽ đồng ý gỡ ngay nhưng đôi khi cũng có Support không đồng ý. Bạn thoát chat đi và liên lạc lại để Support khác. Với kinh nghiệm nói chuyện với Support AMZ của mình thì mình nghĩ rằng tốt nhất là dùng phần mềm ggl dịch, viết tiếng việt rồi dịch sang tiếng anh. Câu cú tuy có cù lần, lủng củng nhưng Support sẽ càng tin mình không nói dối.
Làm cách nào để liên lạc với Support của Amazon?
Không phải tài khoản nào cũng dễ dàng liên lạc (chat) với Amz còn gọi (call) thì rất dễ.
Về cơ bản chúng ta truy cập vào link sau (cần phải đăng nhập account amazon trước):
https://www.amazon.com/gp/help/customer/contact-us/ref=hp_gt_comp_cu?ie=UTF8&nodeId=508510
Hoặc link dưới và chọn theo hướng dẫn của ảnh dưới
https://www.amazon.com/gp/help/customer/display.html?ie=UTF8&nodeId=508510&ref_=footer_gw_m_b_he

Về cơ bản thì mọi thứ không có gì khó khăn cả.
Lưu ý: Có một số trường hợp máy của Nhật bạn chat với Support Mỹ hoặc ngược lại thì họ sẽ hướng bạn sang nơi có thể giải quyết. Ở VN chủ yếu là máy của hai nước đó chứ khống có nhiều ở Châu Âu. Còn cỡ như Trung Quốc thì gần như không có sales nào ở VN mua nổi vì chưa mua nó đã hết rồi thì phải. Lúc nào cũng tình trạng cháy hàng.
Hi vọng bài viết của mình sẽ giải quyết được cho các bạn một số thắc mắc